Bài diễn thuyết tốt nghiệp của sinh viên đại học Kaist

KAIST – Đại học KAIST, những chia sẻ thân tình trong buổi lễ tốt nghiệp tại trường. Nguyên văn được lược dịch, tổng hợp từ Dreamland.

Các bạn sinh viên của KAIST thân mến, ngày mà chúng ta hằng mong đợi bấy lâu nay cuối cùng cũng đã đến rồi.

Vào ngày tốt nghiệp, người ta sẽ thường hay nghĩ về những thử thách, những khó khăn mà bản thân đã vất vả để vượt qua trong cuộc sống, và rồi sau đó lại xúc động không kiềm được nước mắt. Nhưng bây giờ khi ngày này đến thì tôi lại cảm thấy lòng mình có chút gì đó bối rối.

Đầu tiên, tôi muốn nói rằng tôi cảm thấy mình vô cùng vinh dự khi có thể đại diện toàn thể các bạn sinh viên KAIST ở đây lên đứng ở vị trí này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý phụ huynh, quý thầy cô nhà trường KAIST cũng như quý đại biểu, khách mời đã đến chung vui, chúc mừng buổi lễ tốt nghiệp ngày hôm nay.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nhỏ, nơi không có lấy một khu chung cư nào và dân số ở đó thì không vượt quá con số vài ngàn người. Vì thế mà từ khi còn nhỏ, tôi không biết gì khác ngoài việc đọc sách. Thậm chí, dù tôi có muốn đọc sách đến mức nào đi chăng nữa, thì tôi cũng không thể đọc thả ga được. Bởi vì lúc ấy, ở khu tôi sống không có thư viện và nếu muốn tìm mượn sách để đọc thì chỉ có cách là phải đi ra trung tâm thành phố cách nhà khá xa.

Có lẽ vì thế mà tôi vẫn luôn nhớ như in cái cảm giác hồi hộp khi lần đầu tiên được đặt chân vào khuôn viên trường KAIST rộng lớn này. Tôi muốn làm tất cả những thứ mà tôi nghĩ mình nhất định phải làm ở nơi đây.

Tôi muốn trải nghiệm thật nhiều và gặp được nhiều người để rồi thông qua đó, tôi có thể biết được bản thân mình là người như thế nào, mình có thể làm tốt những việc gì và mình muốn làm những gì.

Cái cảm giác hồi hộp ấy… đã 7 năm trôi qua rồi nhưng tôi lại cứ ngỡ như mới xảy ra vài ngày trước. Mới hôm qua, sau khi đi nhận lễ phục tốt nghiệp KAIST, tôi đã từ từ quan sát, nhìn ngắm lại xung quanh trường KAIST. Từ bưu điện, ký túc xá, khu nhà ăn của sinh viên Kaimaru, khu tập thể dục, tòa nhà khoa điện toán ở phía xa xa, khu lớp học, thư viện, cho đến tòa nhà KI ở “hồ con vịt”,… một con người đam mê việc học và thích tham gia nhiều hoạt động, phong trào như tôi thì chưa có nơi nào là tôi chưa đặt chân tới. Cứ mỗi lần tản bộ qua, những kí ức về những giọt mồ hôi, những nỗ lực lúc trước lại hiện về rất rõ trong tôi.

Tôi nhớ khoảnh khắc mình thức trắng cả đêm để học bài và làm bài tập, vừa hối hận tự nhủ bản thân “Lần sau nhất định phải bắt đầu sớm hơn”, nhớ cái thời tôi mới bắt đầu làm đàn anh khóa trên và mỗi ngày tôi đều phải mở cửa kiểm tra từng phòng từng phỏng ở khu ký túc xá Somangkwan dành cho sinh viên mới, cái thời lên kế hoạch cho lễ hội âm nhạc mùa thu làm bùng nổ cả sân trường KAIST bằng nhiều bài hát đa thể loại, khoảnh khắc đảm nhiệm chức vụ hội trưởng của câu lạc bộ và rồi chỉ biết đắm chìm vào công việc của hai ban nhạc, nhớ khoảnh khắc ngồi trên chiếc chiếu trải ở phía sau sân khấu ngoài trời, vừa ăn dâu tây vừa tám chuyện vào một ngày tháng 4 hoa đào nở rộ, nhớ khoảnh khắc cùng các bạn trong lớp chạy ra sân trường đã bị phủ trắng xóa bởi tuyết đầu mùa rồi cùng nhau làm người tuyết, nhớ luôn cả khoảnh khắc trò chuyện ở Eoeun-dong hay lối vào của Gung-dong đến tận khuya rồi đi bộ ở Endless load lúc 6 giờ sáng.

“Các bạn sinh viên KAIST thân mến, vậy nơi đây là một nơi như thế nào đối với mọi người vậy ạ?”

Có thể đây là nơi mà chúng ta đã dành hết tất cả lòng nhiệt huyết, đổ biết bao nhiêu giọt mồ hôi, là nơi ta từng có những lúc nản chí, nếm mùi vị của thất bại trong đau đớn, cũng là nơi trong lòng ta chứa đầy niềm vui và niềm hân hoan. Hơn cả, đây là nơi có những vị giáo sư luôn ở bên động viên và tiếp thêm cho chúng ta dũng khí, có những người bạn cùng nắm tay nhau sau tất cả mọi chuyện, cùng với tình yêu thương của gia đình chúng ta gửi đến từ những nơi xa xôi. Nhờ đó mà chúng ta có thể đứng ở vị trí này ngày hôm nay. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tất cả những lời động viên và quan tâm ấy một lần nữa.

Tác giả người Anh từng đạt giải văn học Nobel – Bernard Shaw đã từng nói rằng “Khi ta còn trẻ, nếu ta thử sức làm một việc gì đó 10 lần thì đã có 9 lần ta thất bại. Vì thế khi tôi làm bất cứ việc gì, tôi đều làm nó 10 lần”. Qua câu nói này, ông muốn nhắn gửi đến mọi người một thông điệp là đừng bao giờ sợ thất bại. Nghĩ kỹ lại thì, trong suốt khoảng thời gian 7 năm vừa qua, mỗi khi được đặt trong những hoàn cảnh hay tình huống an toàn, tôi lại kiên quyết muốn được thử sức ở một việc nào đó mới mẻ hơn.

Mọi người có biết mùa Đông ở Phần Lan nó lạnh đến mức nào không ạ? Có khi nhiệt độ xuống tới mức âm 30 độ C. Vì tôi muốn được trải nghiệm sống ở một nơi mới mẻ như vậy nên tôi đã bắt đầu đi du học sang Phần Lan với tư cách là sinh viên trao đổi. Tự nấu ăn rồi gặp gỡ giao lưu với những người đến từ nhiều vùng văn hóa khác nhau, trên lớp thì thầy cô giảng bài bằng phương pháp hoàn toàn khác, ngay cả cách sống cũng thay đổi, tôi nhận ra bản thân mình cũng đã hoàn toàn thay đổi.

Sau đó, tôi còn bắt đầu thử sức ở một việc hoàn toàn không có gì gọi là chắc chắn. Đó chính là việc đi du lịch đến Châu Phi mà không hề có một sự lên kế hoạch hay chuẩn bị trước nào cả. Đó là kiểu đi du lịch mà bạn sẽ gửi mail cho 100 người và sau đó bạn sẽ gặp và tạm dừng chân ở nhà những người đã trả lời mail của bạn. Trong mail, tôi đã viết về những mối bận tâm của cá nhân mình và những câu chuyện da dạng nói về Hàn Quốc và gửi nó đến 100 người.

Nhưng kết quả là tôi đã gặp “Đại thất bại”. Tôi đã ngồi đợi mail phản hồi trong suốt mấy ngày liền nhưng đã không có bất cứ ai liên lạc lại với tôi hết. Cuối cùng, ngay giây phút tôi bắt đầu cảm thấy hoài nghi và có ý định bỏ cuộc chuyến du lịch không kế hoạch này thì mail phản hồi đầu tiên đã được gửi đến. Tôi không thể nào quên được niềm vui vỡ òa vào lúc ấy. Và cũng rất may là kể từ sau đó thì các mail phản hồi khác cũng bắt đầu lần lượt được gửi về hộp thư.

Niềm vui khi nhận được mail phản hồi đề nghị gặp mặt ấy được chốc lát lại vụt tắt và thay vào đó là nỗi lo sợ bắt đầu lớn dần trong tôi.“Nếu gặp phải người kỳ lạ thì sao ta?” “Nếu gặp người xấu thì có nên báo cảnh sát không ta?” “Số điện thoại của Đại Sứ Quán là bao nhiêu nhỉ?”,.. Lúc ấy tôi đã lo lắng, e ngại và suy nghĩ rất nhiều. Nhưng những lo lắng ấy của tôi đã được tháo gỡ hoàn toàn. Chúng tôi đã chia sẻ với nhau những câu chuyện về cuộc đời và giấc mơ của mỗi người, đến khi kết thúc chuyến du lịch thì những nỗi lo sợ, e ngại đã dần dần được biến thành sự hồi hộp và lòng tự tin.

Tiếp ngay sau sự hồi hộp và lòng tự tin mà tôi có được, tôi bắt đầu tham gia hoạt động tình nguyện ở Châu Phi. Nhưng bao nhiêu sự kỳ vọng của tôi về hoạt động tình nguyện cuối cùng cũng vỡ vụn, tan theo mây khói ngay lúc tôi đặt chân tới nơi. Mọi việc đều không được tiến hành theo dự tính, và tôi đã mất ngủ bao đêm để chuẩn bị lên kế hoạch. Đang tắm thì hễ một tí là bị cúp nước, tới chiều xuống thì bị cúp điện nên cả đêm chỉ biết nằm ngắm sao.

Vào những lúc khó khăn như thế, chỉ có ánh mắt của những đứa trẻ nơi đó đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Những ánh mắt long lanh ấy như nói lên sự quyết tâm, như nói lên lời hứa, lời cam kết rằng sẽ cố gắng học hành chăm chỉ để thay đổi thế giới tốt đẹp hơn. Chính những ánh mắt ấy đã khiến tôi cảm thấy đôi chút xấu hổ và giúp tôi lấy lại tinh thần và sức mạnh.

Cứ như thế trong suốt 7 năm qua, tôi luôn đi gặp nhiều người khác nhau, ở những không gian mới và bắt đầu những thử thách mới trong từng khoảnh khắc. Không biết trong số mọi người dưới đây, có ai còn nhớ 3 giá trị trọng yếu của trường chúng ta là gì không ạ? Đó chính là Sáng tạo, thử thách và sự quan tâm. Thật ra thì tôi có không học thuộc lòng hay lấy 3 giá trị này làm kim nam chỉ để sống. Nhưng bây giờ thì tôi đã tốt nghiệp và nhìn lại bản thân mình thì tôi nhận ra được là mình đã luôn nắm giữ 3 giá trị đó trong suốt 7 năm học tập ở môi trường đại học.

Chính vì mỗi người trong các bạn cũng đã đối đầu với sự e ngại, sự hoài nghi và sự thiếu sót của chính mình nên mới có thể đứng ở vị trí này ngày hôm nay. Mọi người cũng từng nản chí, muốn bỏ cuộc khi lần đầu tiên nhận kết quả bài thi ở nơi này đúng không ạ? Rồi những khi ở KAIST làm luận văn, sửa tới sửa lui, rồi sẽ có những lúc “chơi đấu vật” với duy nhất mỗi một bài toán trong suốt mấy ngày liền, những lúc lo cho tương lai sau này của mình mà không có lấy một giấc ngủ yên giấc, hay làm quen với stress căng thẳng vì việc phải làm chất thành núi?

Nhưng điều quan trọng là chúng ta đã bất chấp những nghịch cảnh đó và đường đường chính chính bước lên đứng ở vị trí này ngày hôm nay. Những kinh nghiệm mà chúng ta có được sau khi vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách đã qua sẽ giúp chúng ta ở những lần thử sức với nhiều những thử thách sắp tới. Tất cả mọi người ở đây đều sẽ vừa theo đuổi ước mơ của chính mình, vừa học học những giá trị đáng quý.

Mặc dù phía trước là muôn vàn những thử thách, những điều mà chúng ta không thể nào biết trước được, những điều mà chúng ta mơ hồ, e ngại,… đang chờ đón. Nhưng có một điều luôn đúng và chắc chắn. Đó chính là chúng ta của ngày hôm nay đã thật sự khác đi rất nhiều so với chúng ta lúc vừa mới nhập học. Và môi trường giúp chúng ta thay đổi đó chính là KAIST.

Vì thế mà các bạn học sinh KAIST thân mến, tôi mong mọi người sẽ luôn tiếp tục thử sức với những thử thách mới ở vị trí mà mỗi người đang đứng. Chắc chắn một điều rằng chúng ta có thể trở thành một người tốt hơn thế nữa. Tương lai mờ mịt, không lường trước được điều gì nhưng dù có như thế đi chăng nữa, hãy dẹp bỏ sự lo sợ bằng cảm xúc hồi hộp, phấn khởi và tiến lên phía trước tạo ra những khác biệt. Ở tuyến đầu của cuộc cách mạng xã hội này đã có những thế hệ tiền bối, hậu bối của KAIST.

Vì vậy tôi luôn ủng hộ mọi người từng phút từng phút một, hãy gặp những người mình muốn gặp, ở nơi mình muốn và sống bằng cách mình muốn. Và tôi cũng mong các bạn sẽ luôn nhớ về khoảng thời gian tươi đẹp và nhiệt huyết này.

Hôm nay là một ngày vô cùng trọng đại, nhưng như một câu nói có trong một bộ phim nọ, cuộc đời chưa kết thúc ở đó và chúng ta không thể nói đây đã là một kết thúc tốt đẹp được.

Như câu nói của chủ tịch Google – Eric Schmidt, ngoài cánh cửa này là rất nhiều những chiếc tên lửa đang chờ đợi chúng ta. Chúng ta phải nhanh chóng leo lên tên lửa đó, nhưng nếu leo lên rồi mà nhận ra nó không phải là tên lửa thì hãy mau mau đi xuống. Nếu không có chiếc tên lửa nào phù hợp với ta, hãy tự tạo nên nó.

“Hãy bắt đầu lao tới những thử thách đó ngay bây giờ.”

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến ba mẹ mình, họ là những người luôn vì tôi mà dậy sớm lúc 4 giờ 30 mỗi buổi sáng để quỳ gối cầu nguyện trong suốt 27 năm qua, xin cảm ơn những người mà tôi gặp được nhờ chữ “duyên” ở nhiều nơi trong suốt 7 năm qua. Có lẽ đó là lần đầu cũng như lần cuối chúng ta có thể gặp nhau. Xin chân thành cám ơn.

Rate this post
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Người liên hệ
[text* your-name ]
[tel* your-phone ]
[email your-email ]
Thông tin thiết kế Tour
[text* your-address]
[tel* start]
[text go-home]
[email enjoy]
[email cost]
[email hotel]